FULLHOUSE VIP-CLAN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

FULLHOUSE VIP-CLAN

chào mừng bạn đến diễn đàn FullHouse
 
Trang ChínhTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Share | 
 

 PHÂN LOẠI THÌNH YÊU

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down 
Tác giảThông điệp
LuanLuanxm
ADMIN
ADMIN
LuanLuanxm

Tổng số bài gửi : 289
Ngày tham gia : 01/01/2011
Tuổi : 36
Đến từ : xuân mai - hà nội

PHÂN LOẠI THÌNH YÊU Empty
Bài gửiTiêu đề: PHÂN LOẠI THÌNH YÊU   PHÂN LOẠI THÌNH YÊU I_icon_minitime28/2/2011, 14:31

Trong cuộc sống, không ai không muốn được yêu, vì nền tảng đời sống hạnh phúc chính là sự an bình và thỏa mãn khi được yêu.

Tuy nhiên chúng ta biết rất ít về tình yêu cũng như đường lối đi đến tình yêu. Không mấy ai chịu học hỏi về tình yêu hay là tìm đọc sách vở hữu ích về tình yêu. Trong phạm vi giáo dục vấn đề hệ trọng và cần thiết nầy thường bị bỏ quên.

Có nhiều cách xếp loại tình yêu, nhưng chúng ta có thể chia ra làm ba loại. Chúng ta cần tìm hiểu từng loại vì hạnh phúc của mỗi chúng ta tùy thuộc vào tình yêu mình theo đuổi.



Tình yêu “nếu”
Loại tình yêu đầu tiên gọi là tình yêu “nếu”. Đó là loại tình yêu chúng ta nhận được nếu chúng ta đáp ứng được một số đòi hỏi nào đó. “Nếu con ngoan, cha sẽ yêu con.” “Nếu anh tặng quà cho tôi, tôi sẽ yêu anh.” “Nếu anh hứa cưới tôi, tôi sẽ hiến tình tôi cho anh.”“Nếu anh có thể trở thành một người chồng lý tưởng, tôi sẽ trở thành người vợ trung thành của anh.” Đây là loại tình yêu thông thường nhất và có lẽ đôi người không hề biết tình yêu nào khác ngoài loại nầy. Đó là tình yêu ràng buộc, có điều kiện, tình yêu đổi chác. Động lực thúc đẩy tình yêu là ích kỷ và mục đích chỉ là vụ lợi.
Hình thức thấp nhất của loại tình yêu nầy phơi bày nhan nhản trong các phim ảnh, báo chí và tiểu thuyết rẻ tiền. “Nếu anh làm thỏa mãn những đòi hỏi của tôi, tôi sẽ yêu anh.” Nhiều người, nhất là thanh niên, không ý thức được rằng tình yêu họ mong chiếm hữu bằng cách thỏa mãn những nhu cầu sinh lý là loại tình yêu rẻ tiền không thể thỏa mãn họ được và không có giá trị gì cả. Am-nôn, con vua Đa-vít, vì say mê sắc đẹp Ta-ma, người em cùng cha khác mẹ, nên đã vờ đau để đòi cho được nàng vào phòng săn-sóc mình. Một hôm chàng nắm lấy tay nàng và nói: “Em gái của anh, đến nằm với anh.” Nhưng cô ta trả lời: “Không được, anh đừng cưỡng ép tôi, không ai làm điều ô nhục nầy trong dân Do-thái, anh đừng hành động điên rồ như vậy.” Nhưng chàng không chịu nghe, và vì mạnh hơn nên chàng đã bắt nàng nằm với mình. Rồi sau đó Am-nôn ghê tởm Ta-ma và khinh bỉ nàng hơn cả tình yêu ngày trước đối với nàng (IISa 2Sm 13:1-15). Đây là hình thức yêu ích kỷ biến đổi nhanh chóng thành thù hằn.
Nhiều cuộc hôn nhân đổ vỡ vì xây dựng trên tình yêu “nếu”, chú rể và cô dâu yêu nhau không với tình yêu chân thật, nhân cách thật của mỗi người mà với những hình dáng rực rỡ và lãng mạn bên ngoài. Khi những ảo ảnh tan biến, mong ước không được đáp ứng, yêu liền biến thành ghét. Điều bi đát là có thể lỗi không phải tại họ, nhưng chỉ vì họ chưa được biết một loại tình yêu nào khác ngoài loại tình yêu “nếu”.
Đôi khi ngay cả tình yêu của cha mẹ, thường được xem là cao quý nhất, cũng không vượt qua khỏi loại tình yêu “nếu”. Cách đây vài năm, trên trang đầu của các nhật báo có đăng tin một thanh niên tự tử. Vì muốn thi vào đại học Tokyo để làm vui lòng cha mẹ, cậu đã học rất chăm, ngay khi còn ở trung học, ngoài giờ học ở trường, cậu còn đi học thêm rất nhiều. Nhưng cậu thi hỏng, nên không dám về nhà gặp mặt cha mình. Để giải khuây, cậu đến suối nước nóng Hakone chờ một tuần lễ, khi cậu trở về nhà, cha cậu giận dữ quát mắng: “Mày không biết nhục sao, đã hỏng thi mà còn lao vào một chỗ như Hakone nữa?” Cậu trả lời: “Thưa cha, cha đã có lần nói, khi buồn bã người ta thường thích đến Hakone.” Người cha không biết trả lời thế nào, và trong cơn giận, đã đánh đập cậu tàn nhẫn. Tối hôm ấy, cậu tháo ống hơi lò sưởi trên tường đưa vào miệng, hút hơi đầy phổi tự vận. Báo chí cho cậu tự vận vì khủng hoảng tinh thần, nhưng tôi tưởng nguyên nhân là vì cậu bất ngờ khám phá rằng tình yêu của cha mình là loại tình yêu đặt điều kiện, ông chỉ yêu khi cậu đạt đến ước vọng của ông.
Tất cả chúng ta đang mong ước một cái gì cao cả hơn loại tình “nếu” nầy. Khi biết mình có thể tìm được tình yêu chân thực hơn, đời sống như cậu thanh niên kia, bạn vui sống vì tìm được ý nghĩa và giá trị của cuộc đời mình.



Tình yêu “vì”
Loại tình yêu thứ hai có thể gọi là tình yêu “vì”. Trong tình yêu “vì” người được yêu có một lý do trong con người, tài sản sở hữu hay hành động của mình đáng cho người khác yêu.
Người được yêu có một giá trị hay một điều kiện nào đó. “Tôi yêu nàng vì nàng dễ yêu.” “Tôi yêu anh vì anh quá tốt đối với tôi.” “Tôi yêu anh vì anh khác những người khác, anh nổi tiếng, giàu có, danh giá...”“Tôi yêu anh vì anh che chở được tôi.”“Tôi yêu anh vì anh rộng rãi và đưa tôi đi chơi nhiều nơi thơ mộng.” Chúng ta có thể chê cười những câu nói như thế, nhưng chính chúng ta thường yêu một người vì tìm thấy nơi người ấy vài đặc điểm đáng yêu, hay vì người ấy đã chiếm tình yêu chúng ta bằng cách nào đó. Có lẽ chúng ta thích loại tình yêu nầy hơn loại tình yêu “nếu”. Tình yêu “nếu” luôn luôn đòi hỏi giá trả nên người được yêu vì những gì có sẵn có trong con người mình vẫn dễ dàng hơn, chúng ta không cần phải cố gắng để được yêu. Người được yêu đó phải lo lắng vì biết rằng mình vốn có sẵn một điểm đáng yêu.
Tuy nhiên chẳng bao lâu tình yêu nầy cũng đưa chúng ta đến tình trạng tình yêu “nếu”. Khi được yêu vì mình đáng yêu, chúng ta thỏa mãn và tìm cách tăng thên giá trị của mình bằng cách thu hút người khác, nên chúng ta cố gắng không ngừng để được yêu chuộng hơn. Chúng ta sẽ lo sợ mất tình yêu nầy nếu có một kẻ khác trổi hơn ta xuất hiện. Như thế chúng ta sẽ rơi vào sự ganh đua không ngừng để tìm kiếm tình yêu. Một đứa trẻ trong gia đình ghen tị khi có một đứa trẻ khác đến ở. Một cô gái tầm thường ghen tị với một thiếu nữ khác đẹp hơn mình. Một thanh niên ganh tị một thanh niên khác có xe hơi lộng lẫy. Vợ ghen với cô thư ký kiều diễm của chồng. Vậy, đâu là đảm bảo cho loại tình yêu nầy?
Kinh thánh nói rõ: “Tình yêu toàn hảo xua đuổi sự sợ hãi” (IGi1Ga 4:18). Như thế, thứ tình yêu “vì” thiếu bảo đảm. Trước hết nó làm ta lo sợ rằng mình không phải là con người đáng yêu như người khác tưởng. Nhân cách của mỗi người đều có hai mặt, một mặt bày tỏ ra cho mọi người, một mặt chỉ chính ta biết. Lúc nào chúng ta cũng cố tình che giấu bộ mặt thứ hai vì sợ người yêu thất vọng bỏ ta.
Một lý do khác nữa là sợ có một lúc nào đó trong tương lai chúng ta sẽ thay đổi và không còn đáng yêu như hiện tại. Có một thiếu nữ rất đẹp làm việc trong một hãng giặt nọ. Một hôm nồi đun nước nổ, nước sôi làm phỏng khắp người cô. Thân thể cô biến dạng cách kinh khủng. Trong bệnh viện, cô băng hết cả mặt và không cho ai thăm trừ vị bác sĩ. Chàng thanh niên đã hứa hôn với cô liền từ hôn. Trong mấy tháng cô nằm tại bệnh viện cho đến lúc tắt thở, cha mẹ cô dù đang ở trong cùng một thành phố cũng không muốn thăm cô. Tình yêu cô chiếm được đã mất sau một đêm, vì tình yêu đó đặt trên sắc đẹp của cô. Tình yêu đã mất theo cùng với sắc đẹp.

Tình yêu “mặc dầu”
Loại tình yêu thứ ba có thể gọi là tình yêu “mặc dầu”. Nó khác hẳn loại tình yêu “nếu” vì không có một ràng buộc và không đòi hỏi một trao đổi nào cả. Nó khác loại tình yêu “vì” là nó không dựa trên đặc điểm quyến rũ nơi người được yêu. Ở đây một người được yêu bất chấp cả tình trạng của người đó chứ không phải vì một lý do gì. Một người xấu xí nhất, đê tiện nhất, hèn hạ nhất trên đời vẫn có thể được yêu khi người ấy gặp được tình yêu “mặc dầu”. Người ấy không cần phải xứng đáng với tình yêu, cũng không cần phải dùng đạo đức vẻ đẹp hay giàu sang để chiếm hữu. “Mặc dầu” người ấy có lầm lỗi, ngu muội, xấu xa, hay độc ác, người vẫn được yêu trong địa vị hiện tại của mình. Người đó có thể hoàn toàn không xứng đáng nhưng vẫn được yêu ngay trong tình trạng tuyệt đối không xứng đáng.
Đây là tình yêu mà lòng chúng ta mòn mõi khao khát. Dù bạn có nhận thức được tình yêu nầy hay không, đối với bạn nó vẫn là quan trọng hơn cả thức ăn, đồ uống, áo quần, nhà cửa, gia đình, của cải, công danh và tiếng tăm của bạn. Căn cứ vào đâu để có thể nói như thế? Tôi chỉ xin hỏi bạn một câu: Nếu bạn cảm thấy không ai trên thế giới nầy lưu ý đến bạn không một người thật lòng yêu bạn thì bạn có còn thích ăn uống, áo quần, nhà cửa, của cải, thành công danh và danh vọng nữa không? Bạn sẽ không tự hỏi? “Sống để làm gì” sao? Ví thử bây giờ bỗng có cuộc cãi vã gay cấn xảy ra giữa bạn và người thân yêu nhất và bạn nhận ra được rằng người đó yêu bạn chỉ vì những lợi lộc có thể kiếm chác nơi bạn, lòng bạn sẽ không tê tái và hết muốn sống thêm sao? Ngay cả lúc bạn sống lây lất, cố thuyết phục là mình có hạnh phúc, bạn có thể nào kéo dài khoảng đời còn lại nếu chẳng hi vọng rằng một ngày kia sẽ có người yêu bạn với một tình yêu chân thật, sâu đậm và thỏa đáng chăng? Có lẽ bạn sẽ thất vọng chấm dứt đời mình, hoặc nếu chưa đến mức độ đó, thì bạn cũng hủy hoại dần đời mình với lối sống bừa bãi, rẻ giá cho đến lúc bạn chỉ còn là một thân xác cử động.
Bạn đang sống là vì tưởng mình đang nhận được nơi kẻ khác tình yêu giống như tình yêu “mặc dầu” hoặc đang hi vọng ngày nào đó sẽ tìm được loại tình yêu nầy. Nhưng nơi con người chúng ta không thể tìm được loại tình yêu nầy, loại tình yêu có thể đem lại thỏa mãn cho chúng ta, vì mọi người đều thiếu nó, không ai có thừa để cho chúng ta cả. Chúng ta hy vọng người thân của chúng ta sẽ cho chúng ta tình yêu ấy nhưng chính người thân của chúng ta lại đang đi tìm nó nơi một kẻ khác. Trong trần gian nầy, chúng ta chỉ có vừa đủ tình yêu để thấy thèm khát hơn và cảm biết chúng ta cần thiết nó là chừng nào. Nhu cầu thiết yếu nhất của con người là loại tình yêu “mặc dầu” nầy.

Bạn muốn tình yêu nào?
Bây giờ, trong ba loại tình yêu nầy, bạn muốn loại nào? Có lẽ ít người muốn chọn loại tình yêu “nếu” vì loại tình yêu này bao hàm cố gắng và căng thẳng không ngừng. Còn lại hai loại kia, thì sao? Điều đáng ngạc nhiên là rất nhiều người muốn chọn loại tình yêu “vì”. Lý do có lẽ là vì con người cảm thấy tự mãn khi được yêu theo cách này. Nếu ai được yêu ấy phải là người tốt. Tình yêu như thế sẽ đưa đến sự tự kiêu.
Mặc khác, được yêu với tình yêu “mặc dầu” có thể là một điều nhục nhã. Có được bao người chịu chấp nhận đề nghị kết hôn khi một thanh niên đến bảo với cô ta rằng: “Em yêu quí nhất của anh, anh sẽ cưới em dù là em có thế nào chăng nữa.” Nhưng chính đó là điều Thượng Đế nói với chúng ta. Ngài không thể yêu chúng ta vì chúng ta như thế nào nhưng là “mặc dầu” chúng ta có như thế nào chăng nữa. Chúng ta không thể chiếm hữu hoặc xứng đáng tình yêu của Ngài được. Chúng ta chỉ có thể tiếp nhận tình yêu ấy như một tặng phẩm mà thôi. Như thế chọn lựa không phải là chuyện dễ. Giá chúng ta phải trả cho tình yêu cao cả nhất nầy là đập tan kiêu ngạo và tự nhận mình không xứng đáng với tình yêu ấy.
( Sưu Tầm )
Về Đầu Trang Go down
http://dienlanhthanhluan.net
 

PHÂN LOẠI THÌNH YÊU

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang 

 Similar topics

-
» Đổi Thay-Noo Phước Thịnh
» Lặng thầm - Noo Phước Thịnh
» phan mem hay
» Bón phân cho cây khi đã quá giờ thu hoạch
» Bí quyết giữ chồng
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
FULLHOUSE VIP-CLAN :: CHÉM GIÓ-CHIA SẺ-KẾT BẠN :: CHE'M GIO'-
Chuyển đến